Ngân hàng MSB và Công ty Cổ phần Five9 Việt Nam vừa công bố triển khai ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong việc cấp Thẻ tín dụng.
Với sự hợp tác này, lần đầu tiên tại Việt Nam, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) và đối tác Five9 đã ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào việc tìm kiếm và đánh giá khách hàng tiềm năng cho sản phẩm thẻ tín dụng. Dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến nhất của IBM là điện toán biết nhận thức (Hệ thống trí tuệ nhân tạo có khả năng học hỏi, suy luận có chủ đích và tương tác với con người sử dụng ngôn ngữ tự nhiên) cùng với các giải pháp phân tích và xử lý dữ liệu do Five9 đầu tư phát triển, AI sẽ đánh giá năng lực tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng để giảm thiểu các thủ tục truyền thống. Do vậy, ứng dụng mang lại nhiều lợi ích đặc biệt cho khách hàng lần đầu tiên mở thẻ tín dụng ngân hàng như không cần chứng minh thu nhập mà vẫn được phê duyệt trước hạn mức của thẻ và từ lúc đăng ký tới lúc nhận thẻ chỉ trong 24h làm việc và có thể mở thẻ khi tương tác hoàn toàn online. Để mở thẻ tín dụng của MSB, giờ đây, khách hàng chỉ cần truy cập website https://thetindungsieutoc.msb.com.vn và làm theo hướng dẫn chỉ trong một vài phút.
Chia sẻ tại sự kiện, ông Huỳnh Bửu Quang, Tổng Giám đốc MSB cho biết: “Hai trụ cột trong chiến lược phát triển của MSB giai đoạn 2019-2023 là công nghệ và trải nghiệm khách hàng. Việc áp dụng trí tuệ nhân tạo vào dịch vụ phát hành thẻ tín dụng cho khách hàng là một trong những chương trình kinh doanh theo chiến lược mới. Tôi tin rằng việc ứng dụng thành công kết hợp AI vào phát hành thẻ tín dụng sẽ là tiền đề cho MSB mở rộng triển khai các dịch vụ khác trên nền tảng trí tuệ nhân tạo nhằm liên tục đáp ứng tốt hơn nhu cầu và đem đến trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng”.
" alt=""/>MSB ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hoạt động mở thẻ tín dụngSự kiện Shopify Meetup đầu tiên tại Hà Nội thu hút đông đảo người tham gia.
Thế mạnh của Shopify khi xâm nhập một thị trường đông dân như Việt Nam nằm ở khả năng tích hợp đa kênh, sự phong phú các tác vụ cùng danh mục sản phẩm rộng lớn. Bên cạnh đó, nền tảng này còn có một ưu điểm rất lớn là khả năng tùy biến vượt trội. Mặc dù được thiết kế đặc biệt dành cho những người mới bắt đầu với website và TMĐT nhưng Shopify lại cho phép người dùng tự lập trình để bổ sung thêm nhiều tính năng hấp dẫn cho trang bán hàng của riêng mình. Đây chính là cơ hội “vàng” cho các lập trình viên muốn đi đầu trong việc lập trình trên một nền tảng mới.
![]() |
Chuyên gia Namra Deka, Partner đại diện Shopify khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, chia sẻ tại sự kiện. |
Nắm bắt được cơ hội này, mới đây tại sự kiện Shopify Meetup diễn ra tại Học viện Đào tạo công nghệ & Nội dung số VTC Academy cơ sở số 18 Tam Trinh, Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội, các đối tác và nhà phát triển của Shopify đã dành thời gian trao đổi về nhiều chủ đề thú vị để hiểu rõ hơn về cách thức vận hành của nền tảng Shopify.
Ông Hoàng Việt Tùng, Chủ tịch HĐQT VTC Academy nhận định, với tốc độ tăng trưởng của Shopify hiện nay ở thị trường Việt Nam (Số lượng website TMĐT sử dụng nền tảng Shopify tại Việt Nam tăng khoảng 3,5 lần trong vòng 12 tháng qua) thì khả năng tùy biến linh hoạt của Shopify sẽ mang đến cơ hội kiếm tiền rất tốt cho các lập trình viên có kiến thức lập trình vững chắc trên nền tảng này.
" alt=""/>Cơ hội 'không thể bỏ qua' từ nền tảng TMĐT ShopifyTại sao các công ty công nghệ hàng đầu trên thế giới chi hàng tỷ đô la đầu tư vào trợ lý giọng nói và loa thông minh, trong khi đó sản phẩm này khiến họ mất tiền mỗi quý? Amazon có 10.000 nhân viên trong dự án Alexa. Các phân tích cho thấy Google Home Mini phải bán lỗ mỗi lần giảm giá, và số lần giảm giá lại xảy ra khá thường xuyên. Samsung giới thiệu một nút chuyên dụng dành cho Bixby trên điện thoại trong khi người tiêu dùng thường chỉ sử dụng Google Assistant. Microsoft không còn cố gắng cạnh tranh với Alexa hay Google Assistant nữa, nhưng vẫn đang đầu tư vào Cortana.
Theo phân tích của Harvard Business Review, các công ty trên và nhiều công ty khác có lý do khác nhau để tiếp tục đầu tư vào trợ lý giọng nói. Một số đang cố bảo toàn vị trí thống trị, chẳng hạn như thương mại trực tuyến trong trường hợp Amazon, và tìm kiếm quảng cáo với Google. Những người khác thì cố chen chân vào mảng họ đã bị loại trừ, chẳng hạn như phân phối nội dung kỹ thuật số, quảng cáo hiển thị, tìm kiếm và thương mại. Một số nữa thì tham vọng cả hai.
Bạn chỉ có thể hiểu cuộc chiến này bằng cách nhìn nhận tốc độ ra mắt và cập nhật các trợ lý giọng nói, tốc độ thay đổi giao diện người dùng và các giao diện người dùng (UI), so sánh giao diện web và mobile. Trợ lý giọng nói thâm nhập vào tất cả các tương tác tiêu dùng kỹ thuật số. Kịch bản này vừa kích thích vừa khiến các công ty công nghệ hàng đầu lo sợ bị đối thủ chiếm mất vị trí thống trị trên các nền tảng web và điện thoại thông minh trước đó.
Trợ lý giọng nói là một bước chuyển tiếp của nền tảng công nghệ và giao diện người dùng trong 3 thập kỷ qua, sau thời đại web những năm 1990 và smartphone cách đây khoảng 10 năm. Mỗi bước chuyển tiếp này làm thay đổi cách mọi người tương tác và tiếp cận các nội dung số. Chúng ta “click” trên các trang web, dùng chuột và các phím kích hoạt, các hyperlink. Smartphone mang lại cách tương tác “chạm”, “lướt”, “zoom” với hàng tỷ người dùng và thay thế các trang web bằng các ứng dụng. Cả hai bước chuyển đổi này đều yêu cầu người dùng phải học một ngôn ngữ mới để tương tác với công nghệ. Nhưng bước chuyển đổi sang giọng nói không cần đào tạo gì cả. Người dùng chỉ đơn giản “nói” là được.
" alt=""/>Trợ lý giọng nói có quyền năng gì mà các đại gia công nghệ 'chịu chơi' rót hàng tỷ USD vào?